Khi đi mua căn hộ chung cư, ngoài vấn đề pháp lý, vị trí, giá cả…Một yếu tố cực kỳ quan trọng mà người mua ở nên làm là: “đánh giá năng lực chủ đầu tư”, liệu chủ đầu tư uy tín, đáng tin cậy không, nguồn tài chính chủ đầu tư có đủ khả năng triển khai dự án thành công không.
Trước khi mua căn hộ phải tìm hiểu kĩ năng lực chủ đầu tư dự án
Có quá nhiều dự án chung cư tại Việt Nam. Chủ đầu tư ôm tiền của nhà đầu tư để làm rất nhiều các dự án khác nhau. Dẫn đến trường hợp không thể hoàn thành dự án theo cam kết, dự án chây lì và bàn giao trễ trong vài năm, hoặc thậm chí có dự án phải đắp chiếu luôn vì chủ đầu tư không đủ khả năng tài chính để triển khai tiếp.
Xem thêm: Cách phân hạng chung cư để biết căn hộ chủ đầu tư thuộc hạng nào ?
Thương hiệu, uy tín của chủ đầu tư trên thị trường
Tiềm lực tài chính đủ mạnh của chủ đầu tư sẽ giúp bạn tránh được rủi ro dự án đóng băng khi còn dang dở trong quá trình triển khai dự án cũng như các vấn đề gặp phải như những cuộc khủng hoảng bất ngờ. Thông thường những tiềm lực tài chính này đến từ những tập đoàn với quy mô lớn: Ví dụ: Vingroup, Novaland, Hòa Bình, Him Lam, Sungroup, CEO Group…
Ngoài ra, anh chị có thể tham khảo năng lực chủ đầu tư dự án bất động sản qua Bảng xếp hạng Vietnam Report, được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Uy tín của các công ty được đánh giá dựa trên nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tài chính, hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông và đánh giá của các chuyên gia trong ngành,.
Chỉ nên mua dự án căn hộ từ các chủ đầu tư uy tín để đảm bảo tiến độ và chất lượng bàn giao
Cụ thể: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng vốn…);
(2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng;
(3) Khảo sát chuyên gia trong ngành; Khảo sát người dân đang sinh sống tại Hà Nội và TP.HCM về mức độ hài lòng với các sản phẩm/dịch vụ bất động sản, độ tin cậy của các thương hiệu nhà thầu và công ty sản xuất – kinh doanh vật liệu xây dựng.
Quy định năng lực tài chính chủ đầu tư khi triển khai dự án
Căn cứ: Nghị định 71/2010 và Luật kinh doanh bất động sản 2014
Quy định pháp luật về năng lực triển khai dự án của chủ đầu tư
- Vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trước đây 6 tỷ đồng (Điều 10 của Luật kinh doanh bất động sản 2014 )
- Vốn tự có khi thực hiện đầu tư dự án của chủ đầu tư không thấp hơn 20% tổng mức đầu tưđối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha và không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Việc thanh toán được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng; trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.
Xem thêm: File chuẩn về một bộ hồ sơ pháp lý dự án căn hộ chung cư
Luật kinh doanh bất động sản, Điều 57. Thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai
XEM THÊM: Những thắc mắc thường gặp của khách hàng khi đi mua căn hộ chung cư