Để mua một căn nhà trả góp có nhiều yếu tố để quan tâm trong đó quan trọng nhất chính là tài chính cần chuẩn bị như thế nào để mua được một căn nhà trả góp.
Nhiều bạn vẫn chưa có khả năng phân tích về tài chính và không nắm rõ về vấn đề tài chính mà mình hiện tại đang có. Tài chính được phân thành 2 loại: Tài chính tích trữ (là số dư về mặt tiền mà bạn đang sở hữu) và Tài chính dự toán (Là những khoản tiền lương hoặc tiền đầu tư nảy sinh mà bạn sẽ có trong tương lai)
Ví dụ: Để mua được một căn nhà có giá tầm 2 tỉ, bạn cần có trước một khoản tiền mặt từ 30 -40% là tương đương 700 – 800 triệu cho đợt đầu tiên khi mua nhà trả góp.
Tiếp đến bạn sẽ phải trả theo từng đợt thanh toán theo hợp đồng quy định khi mua nhà của chủ đầu tư dự án căn hộ và bên môi giới. Thông thường thì các khoản thanh toán có thể chia theo tiến độ dự án ( 9 – 12 đợt thanh toán) cách nhau khoản 3 – 6 tháng.
(Bí kíp mua nhà trả góp từ kinh nghiệm những người đi trước)
Theo một số hợp đồng mua bán nhà trả góp hay căn hộ chung cư, thì không nhất định là bạn trả theo giai đoạn công trình dự án. Cũng có những công trình bạn được ngân hàng hỗ trợ vay và trả hàng tháng theo quy định của ngân hàng và hợp đồng. Do đó bạn cần nắm rõ về quy định vấn đề này để có thể không vướng vào bất cứ sự bất khả thi nào
Tính pháp lí của việc mua nhà trả góp bạn sự định mua
Bạn nên tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm hoặc thông tin từ
Những nhà mỗi giới kì cựu để biết được mức giá thị trường và dự đoán được tiềm năng phát triển của căn nhà trả góp bạn dự định mua
Sau khi đàm phán thành công, nên lựa chọn một văn phòng công chứng uy tín để thực hiện các hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán và các thủ tục pháp lý khác nhanh chóng. Trước khi làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng, pháp lý căn nhà được kiểm tra một lần nữa nên bạn sẽ yên tâm hơn.
Việc thanh toán cần thực hiện tại ngân hàng để có các giấy tờ chứng minh trong trường hợp hợp đồng không được thực hiện vì lý do nào đó.
Ngoài ra, khi đi mua nhà, bạn nên để tiền trong tài khoản, khi mua bán hai bên ra ngân hàng và bên mua chuyển khoản cho bên bán, không mất thời gian kiểm đếm, không sợ tiền giả và không gặp nguy hiểm khi mang số tiền lớn đi đường.
Thứ nhất: Chuẩn bị sẵn một khoản tiền tích lũy hiện tại tối thiểu 30% giá trị tài sản. Lý tưởng nhất khoản tiền tích lũy này nên đạt mức 50% giá trị căn nhà. Tỷ lệ vay 50% giá trị tài sản được xem là áp lực tài chính vừa phải, không quá căng thẳng.
Thứ hai: Thuộc lòng quy tắc vàng – vốn cố định nhưng lãi vay thì ngân hàng thường bị thả nổi, áp dụng biên độ thay đổi định kỳ 6-12 tháng một lần.
Trên thực tế, khoản vay mua nhà được ngân hàng xem là khoản cho vay tiêu dùng nên lãi suất khá cao, trừ một số trường hợp đặc biệt chủ đầu tư có quan hệ thân thiết với ngân hàng nên lãi suất thấp. Do vậy trước khi vay mua nhà phải xem kỹ lãi suất thay đổi cho các năm sau theo hợp đồng tín dụng.
Thứ ba: Duy trì thu nhập ổn định nhằm tạo cơ sở tài chính vững vàng để trả nợ ngân hàng (bao gồm vốn và lãi vay).
Thứ tư: Lựa chọn một ngôi nhà vừa phải với túi tiền của mình để không quá căng thẳng khi trả tiền đợt đầu và các khoản vay hàng tháng
Thứ năm: Chọn mốc thời gian vay ngân hàng càng dài càng tốt. Khi bạn đã vay ngân hàng thì vay trên 5 năm đều có lãi suất như nhau. Do đó bạn nên chọn thời gian vay dài nhất có thể để giảm số vốn gốc hàng tháng xuống thấp nhất.
Thứ sáu: Lưu ý các điều khoản lãi suất phạt trả nợ trước hạn. Một khi ngân hàng chào lãi suất thấp họ thường đi kèm mức phạt cao để bù lỗ lãi suất ưu đãi ban đầu.
Thứ bảy: Mua bảo hiểm căn nhà. Điều này rất quan trọng, đặc biệt trong tình huống bạn đang vay vốn ngân hàng nhằm để đảm bảo rủi ro bất ngờ về bất động sản.