Như bài trước chúng tôi đã phân tích, khu Đông có hạ tầng kỹ thuật cơ bản tốt hơn các khu vực còn lại của TP.HCM. Tuy nhiên, điểm yếu của khu Đông lại nằm ở chất lượng dân cư.

Tìm hiểu về lịch sử khu đông Sài Gòn

Trước đây, khu Đông vốn không dành cho tầng lớp cư dân đô thị có thu nhập trung bình cao, bởi nơi đây sở hữu “tam giác quỷ”, nơi giao nhau giữa 3 vùng ranh Sài Gòn – Đồng Nai – Bình Dương, trú ngụ của phần lớn người nhập cư đến từ mọi vùng miền trong cả nước. Khu này nổi tiếng của tội phạm trộm, cướp, cũng là khu vực gây nỗi ám ảnh về mất an ninh, trật tự.

khu dong sai gon flycam

Khu đông Sài Gòn ngày càng trở thành điểm sáng trên thị trường bất động sản

Bù lại, khu Đông là nơi đặt “đại bản doanh” của các trường đại học thành viên của ĐHQG TP.HCM cùng các trường đại học lớn khác với trên 100.000 tân sinh viên tụ hội về đây mỗi năm. Đồng thời, nơi đây có Khu công nghệ cao đầu tiên của cả nước, cùng với hệ thống trường đại học, đào tạo và cho ra lò nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như cung cấp sản phẩm chủ lực, mang hàm lượng chất xám cao của thành phố.

Định hướng phát triển khu đông Sài Gòn

Không phải ngẫu nhiên mà chính quyền TP.HCM lại chọn khu Đông (gồm quận 2, 9, Thủ Đức) để xây dựng “Khu đô thị sáng tạo”, mà sáng tạo thì nguồn lao động trẻ phải giữ vai trò tiên phong. Và, cũng không phải ngẫu nhiên khi TP.HCM chọn xây dựng tuyến metro tỷ đô (Bến Thành – Suối Tiên), là tuyến metro đầu tiên của thành phố nối trực tiếp lõi quận 1 với khu Đông. Trục metro này sẽ hút một lượng lớn cư dân khi hàng loạt dự án bất động sản mọc lên như xương sườn tựa vào cột sống.

ha tang khu dong hcm

Hạ tầng trở thành lợi thế để phát triển của bất động sản khu đông

Lợi thế phát triển bất động sản khu đông Sài Gòn

Nói về lợi thế khu Đông, không thể không nhắc đến khu đô thị mới Thủ Thiêm. Mặc dù khu đô thị này đã bị nhóm lợi ích xâu xé nhưng trong dài hạn sẽ là trung tâm mới của TP.HCM, thu hút tầng lớp tri thức trẻ có thu nhập tốt (hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế).

Có thể thấy, những năm gần đây, phần lớn nguồn vốn ngoại (lên tới gần 80%) đổ vào khu Đông. Và, trong tương lai không xa, khu Đông sẽ trở thành “đại bản doanh” của các tập đoàn toàn cầu, tận dụng lợi thế nguồn nhân lực cùng chính sách hướng Đông của chính quyền thành phố.

=> Trong những bài viết tới đây, MinhNgo sẽ đi chi tiết hơn về từng khu đô thị riêng tại khu đông Sài Gòn để anh chị có cái nhìn chi tiết nhất về tiềm năng bất động sản của khu vực được xem là hấp dẫn nhất thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

MUI TENNGOÀI RA, ANH CHỊ CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM CHUỖI BÀI VIẾT NHẬN DIỆN TIỀM NĂNG BẤT ĐỘNG SẢN KHU ĐÔNG SÀI GÒN THEO LINK BÊN DƯỚI

sưu tầm