Theo đề xuất của một số công ty địa ốc thì, mức phí bảo trì chung cư nên hạ xuống từ 2% còn 0.3%-0.5%, nhằm hỗ trợ người dân giảm bớt chi phí khi đi mua nhà

 
Cũng như giải quyết nhiều vấn đề rắc rối xoay quanh phí bảo trì chung cư như ai phải đóng, khi nào đóng, đóng như thế nào, ai nắm giữ, sử dụng vào mục đích gì, chưa kể giải quyết tranh chấp ra sao… 

Phí bảo trì căn hộ chung cư Cần phải có chế tài

Theo quy định, phí bảo trì chung cư là 2% trên giá trị hợp đồng (chưa VAT), do bên mua đóng trước khi nhận bàn giao căn hộ. Dù Luật Nhà ở quy định rõ là sau khi chung cư bầu ban quản trị (BQT) thì chủ đầu tư phải bàn giao khoản phí này cho BQT nhưng thời gian qua, không phải chủ đầu tư nào cũng thực hiện đúng dẫn đến tranh chấp.
 
Đơn cử trường hợp, ông Đỗ Quốc Thắng, trưởng BQT chung cư 4S (quận Thủ Đức, TP.HCM) có tâm tư: đã bốn năm nay kể từ khi có BQT, phía chủ đầu tư vẫn hẹn đi hẹn lại, từ chối bàn giao phí bảo trì chung cư. Gây ra một số tình trạng như: nhà xe nhếch nhác rác thải, bụi bặm, thang máy thường xuyên xảy ra sự cố… nhưng cũng không thể làm tốt hơn vì BQT không có khoản phí này.
 
Bà Hồ Thị Lệ, trưởng BQT cao ốc A- chung cư Ngô Gia Tự (quận 10, TP.HCM), cho biết trước đó BQT đã phải đấu tranh khiếu nại một thời gian dài mới nhận được khoản phí này từ phía chủ đầu tư.
 
Phí bảo trì là tiền của người dân. Sau khi nhận bàn giao từ chủ đầu tư, BQT sẽ gửi ngân hàng và sau đó được dùng để bảo trì những hạng mục đòi hỏi chi phí cao. Ngoài ra, nếu có phí thì sẽ hạ thấp giá thu phí sinh hoạt hằng tháng của người dân xuống. Tuy nhiên, rõ ràng hiện nay việc chậm hay không bàn giao phí bảo trì vẫn còn chưa có chế tài thích đáng giành cho CĐT

Theo đề xuất của một số công ty địa ốc thì, mức phí bảo trì chung cư nên hạ xuống từ 2% còn 0.3%-0.5%, nhằm hỗ trợ người dân giảm bớt chi phí khi đi mua nhà

những điều chỉnh về phí bảo trì căn hộ chung cư 

Phí bảo trì căn hộ chung cư cần Giảm tiền phí, chung cư vẫn hoạt động tốt

Theo phân tích của ông Nguyễn Văn Đực, Phó GĐ Công ty Địa ốc Đất Lành: Luật quy định mức đóng phí bảo trì 2% như hiện nay vẫn là quá lớn so với người dân, khi tính cả mức phí này vào, giá thành căn hộ sẽ bị đội lên, gây khó khăn cho việc mua căn hộ của những người thu nhập thấp. Chưa kể, nếu CĐT không chịu bàn giao lại thì rõ ràng người dân là bên chịu thiệt. Luật định ra phí bảo trì nhằm đảm bảo vấn đề vận hành, bảo dưỡng chung cư nhưng cái này vô tình làm lợi cho chủ đầu tư
 
Ông đề xuất: Cần sớm sửa đổi phần phí này, thay vì thu 2% thì hạ xuống còn 0,3%-0,5%. Nếu BQT quản lý tốt thì số tiền này đã đủ để bảo trì các hạng mục của chung cư. Ông Đực lấy ví dụ: Hai chung cư Thái An 1, 2 của công ty ông không thu 2% phí bảo trì nhưng vẫn được vận hành tốt. Hiện nay trong quỹ chung cư số tiền đã dư đến 600-700 triệu đồng.
 
Trao đổi với một số lãnh đạo công ty bất động sản khác chúng tôi ghi nhận nhiều người đồng tình theo hướng giảm tỉ lệ thu phí bảo trì. Có người đề xuất thu khoảng 1% là phù hợp.

Quy định về phí bảo trì căn hộ chung cư trước đây

Trước đây khi chưa có Thông tư 16/2010 của Bộ Xây dựng thì chủ đầu tư được phép thu và đứng ra bảo trì chung cư. Tuy nhiên, sau Thông tư 16 thì chủ đầu tư phải ghi rõ trong hợp đồng mua bán là phí bảo trì 2% và sau đó chuyển giao lại cho BQT chung cư quản lý. Nếu như BQT chưa được thành lập thì chủ đầu tư tạm giữ nhưng sau đó phải bàn giao lại cho BQT. Trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao thì BQT có thể gửi đơn ra tòa để yêu cầu phía này bàn giao.