Đường Vành Đai 4 Tp HCM được ví như “con đường tơ lụa” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Kết nối 5 tỉnh Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bài viết này MinhNgo nhằm mục đích cung cấp đến anh chị những thông tin cập nhập mới nhất về: quy hoạch đường Vành đai 4 Hồ Chí Minh, vai trò của con đường này đối với mặt phát triển kinh tế và kết nối hạ tầng giao thông phía Nam, cũng như cập nhập đến anh chị tiến độ thi công đường vành đai 4 hiện tại.
Thông tin quy hoạch đường Vành Đai 4 TP HCM
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chi tiết tại Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011, theo đó có tổng chiều dài 197,6 km đi qua địa bàn các địa phương: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An.
Đường vành đai 4 Tp HCM với điểm đầu giao Bà Rịa – Vũng Tàu, điểm cuối tại cảng Hiệp Phước (TP HCM).
- Chiều dài đường vành đai 4 HCM: ~200km
- Tổng vốn đầu tư của toàn tuyến khoảng 100.000 tỉ đồng.
- Thiết kế mặt cắt ngang 6 – 8 làn xe
- Vận tốc thiết kế 100 km/giờ
- Đường song hành hai bên, các hành lang bố trí cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật, dự trữ mở rộng.
Bản đồ quy hoạch đường Vành Đai 4 HỒ CHÍ MINH
Lộ trình Đường Vành đai 4 gồm 5 đoạn:
Đoạn 1: Phú Mỹ – Trảng Bom (Vành đai 4 Phú Mỹ – Trảng Bom)
Bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu tại Km 40 + 000 (khu vực Cảng Cái Mép Thị Vải thị xã Phú Mỹ), hướng về sân bay quốc tế Long Thành và kết thúc tại Trảng Bom (Đồng Nai). Đoạn đường này giao với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (tại Km39 + 150).
+ Đoạn 2: QL1 (Trảng Bom, Đồng Nai) – QL13 (Tân Uyên – Bình Dương)
Bắt đầu tại QL1A (thuộc thị trấn Trảng Bom) vượt sông Đồng Nai tại cầu Thủ Biên, kết thúc tại quốc lộ 13 (Tân Uyên – Bình Dương).
+ Đoạn 3: QL1 (Tân Uyên – Bình Dương) – QL22 (Củ Chi, TP.HCM)
Bắt đầu tại điểm QL1 (đường vành đai 4 Bến Cát – Tân Uyên, BD), vượt sông Sài Gòn tại cầu Phú Thuận, và kết thúc tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) tại Củ Chi.
Đường Vành đai 4 có ý nghĩa to lớn với sự phát triển hạ tầng, giải phóng giao thông và phát triển kinh tế khu vực tỉnh Bình Dương. Có khả năng kết nối 5 tỉnh thành quan trọng của khu vực phía Nam: Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – TP.HCM – Long An. Do nằm giữa 4 tỉnh còn lại nên Bình Dương sẽ trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây, Đông Nam Bộ.
+ Đoạn 4: QL22 (Đường vành đai 4 Củ Chi) – cao tốc TP.HCM (Đường vành đai 4 Bến Lức – Long An)
Bắt đầu tại quốc lộ 22 (Km 23 + 500) đi song song ĐT.823 đến thị trấn Hậu Nghĩa, đi song song với đường ĐT.824 và ĐT.830, qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương.
+ Đoạn 5: Bến Lức – Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM
Bắt đầu tại quốc lộ 1A tại Khu công nghiệp Long Hiệp, giao với quốc lộ 50 (Km 19 + 900) đến điểm cuối nối với đường trục Bắc Nam tại Khu đô thị – cảng Hiệp Phước TP.HCM.
Quy hoạch tuyến đường Vành Đai 4 sẽ đi qua địa giới hành chính của 12 huyện thuộc 5 tỉnh, thành phố: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (1 huyện): huyện Tân Thành; Tỉnh Đồng Nai (3 huyện): các huyện Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu; Tỉnh Bình Dương (2 huyện): các huyện: Tân Uyên, Bến Cát; Thành phố Hồ Chí Minh (2 huyện): các huyện Củ Chi, Nhà Bè; Tỉnh Long An (4 huyện): các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc.
Thông tin đường vành đai 4 đoạn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Đường Vành Đai 4 đi qua địa phận tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu sẽ có tuyến đầu tại vị trí giao lộ đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giao đường Hội Bài – Phước Tân, xã Tóc Tiên. Điểm cuối ở Hồ Bầu, giáp tỉnh Đồng Nai.
- Quy mô tuyến: 4 lane.
- Vận tốc: 80 – 100km.
- Chiều dài: 18,3 km.
- Chi phí đầu tư: 6.625 tỉ đồng.
Tiến độ thi công đường Vành Đai 4 đoạn qua thị xã Phú Mỹ Bà Rịa Vũng Tàu. Hiện tại đang lên phương án nghiên cứu, lập danh sách đền bù giải tỏa, xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thực hiện dự án.
Vai trò của đường đường Vành Đai 4 TP HCM
Vành Đai 4 là tuyến đường khơi thông công nghiệp quan trọng của toàn vùng Đông Nam Bộ. Là tuyến đường có nhiệm vụ tiếp nhận, hạn chế ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô TP.HCM. Khi từ tuyến đường này, ngoài 5 tỉnh đi qua thì các tỉnh khác như Tây Ninh, Bình Phước, … cũng sẽ hưởng lợi nhiều khi kết nối từ các khu công nghiệp nối về các hệ thống cảng vận tải trở nên nhanh chóng.
Tuyến đường này cũng tạo điều kiện thuận lợi kết nối các tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối khu vực đồng bằng sông Cửu Long với khu vực miền Đông nam bộ với khu cảng Hiệp Phước, cảng Long An góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện phát triển dịch vụ cảng.
Tuyến đường khi khép kín tạo mạng lưới giao thông liền mạch nối qua các cao tốc, quốc lộ, sân bay… góp phần phát triển kinh tế, xã hội vùng kinh tế phía Nam.
Bên cạnh hiệu quả với giao thông vùng, giao thông quốc gia, tuyến đường Vành đai 4 cùng hệ thống đường Vành Đai 2, đường Vành Đai 3 sẽ giúp thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện phát triển đô thị trung tâm, hình thành chuỗi đô thị mới ở khu vực phía đông, khai thác hiệu quả công nghiệp, cảng biển; thúc đẩy sự liên kết với các đô thị vệ tinh đã được quy hoạch và các khu công nghiệp dọc tuyến thuộc địa phận các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An và Bà Rịa Vũng Tàu…
THAM KHẢO THÊM QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐƯỜNG VÀNH ĐAI TP HỒ CHÍ MINH
Tiến độ thi công đường Vành Đai 4 TP.HCM mới nhất
Tháng 5/2022. Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa lấy ý kiến 4 sở giao thông vận tải Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu về kế hoạch phối hợp thực hiện dự án đường vành đai 4 của TP.HCM dài 200km.
Theo đó, từ giờ đến hết năm 2022, rà soát quy hoạch, xác định sơ bộ diện tích đất thu hồi; số hộ dân ảnh hưởng cùng phương án tái định cư; lập kế hoạch chi tiết tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng…
Năm 2023, tiến hành đền bù và giải phóng mặt bằng thi công.
Đường Vành Đai 4 TP.HCM Dự kiến khởi công vào năm 2024. Thi công trong vòng 3 năm, thông xe kỹ thuật cuối năm 2027 và khai thác, thu phí hoàn vốn từ quý 1/2028.